Phanh ABS là gì?

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (viết tắt của cụm từ Anti-lock Braking System) là một tính năng an toàn quan trọng trên xe ô tô làm nhiệm vụ đảm bảo cho bánh xe khi chạy luôn quay và bám đường trong khi phanh.

Với những ai quan tâm đến tính năng an toàn trên xe ô tô chắc chắn sẽ biết đến hệ thống phanh chống bó cứng ABS. Đây là một tính năng cần thiết mà ai khi sử dụng xe ô tô cũng nên tìm hiểu rõ về chúng để đảm bảo quá trình điều khiển phương tiện giao thông an toàn. 

Bài viết dưới đây sẽ đưa đến bạn cái nhìn tổng quát hơn về hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng như những lưu ý khi sử dụng cũng như khi mua xe được trang bị hệ thống này.
 

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS là gì?


Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (viết tắt của cụm từ Anti-lock Braking System) là một tính năng an toàn quan trọng trên xe ô tô làm nhiệm vụ đảm bảo cho bánh xe khi chạy luôn quay và bám đường trong khi phanh. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ thực hiện các cú nhấp nhả phanh liên tục để bánh xe không bị trượt trên đường gây ra các tình huống tai nạn không đáng có. 
 

Những điều cần biết về hệ thống chống bó cứng phanh ABS


Hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, chúng có biểu tượng hiển thị trên bảng điều khiển. Khi mua xe bạn nên kiểm tra cẩn thận tính năng này xem có được trang bị hay không, hoạt định có ổn định không…
 

Tại sao các dòng xe cần trang bị hệ thống phanh chống bó cứng ABS?


Trong khi điều khiển phương tiện giao thông chắc chắn sẽ có lúc bạn phải lái xe trong điều kiện thời tiết xấu, đường trơn trượt hay những chướng ngại vật xuất hiện bất thình lình… Những lúc như thế này bắt buộc phải sử dụng phanh gấp hoặc đánh lái gấp để tránh. Hậu quả của những tình huống này là xe bị chệch khỏi làn đường, lật xe, va chạm với phương tiện khác… 
 

tai sao cac dong xe can trang bi he thong chong bo cung phanh abs
Tại sao các dòng xe cần trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS?


Tuy nhiên tất cả những điều này sẽ được hạn chế ở mức tối đa nếu trên xe được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Hệ thống này giúp xe không bị khóa cứng khi phanh gấp. Đó là lý do tại sao các dòng xe cần trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS.
 

Cấu tạo của hệ thống phanh chống bó cứng ABS

Cấu tạo của hệ thống chống bó cứng phanh ABS


Hệ thống chống bó cứng phanh ABS được cấu tạo với nhiều bộ phận nhưng có thể kể đến các bộ phận giữ vai trò chính như sau : 

Bộ phận trung tâm giám sát và điều khiển quá trình vận hành gọi tắt là ECU
Cảm biến tốc độ trên mỗi bánh xe
Bộ điều khiển chống bó cứng phanh
Van thủy lực
Thiết bị điều áp 
 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh chống bó cứng ABS


Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản. Khi 1 (hoặc nhiều) bánh xe có tốc độ quay giảm nhanh hơn so với các bánh còn lại đang hoạt động bình thường nghĩa là bánh xe đó đang rơi vào tình trạng bó cứng. 
 

nguyen ly hoat dong cua he thong chong bo cung phanh abs
Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống bó cứng phanh ABS


Lúc này sẽ ECU phát hiện ra tình trạng sau đó sẽ can thiệp bằng cách đóng mở liên tục các van dầu để điều chỉnh áp lực của phanh. Khi nhận biết các bánh xe sắp bị khóa cứng dầu thắng sẽ không cung cấp đến bánh xe đó nữa. Từ đó bánh xe bị bó cứng sẽ bắt đầu hoạt động lại bình thường, quá trình diễn ra rất nhanh và cực kỳ chính xác.
 

Phân loại hệ thống phanh chống bó cứng ABS


Hiện nay chúng ta có thể phân hệ thống chống bó cứng phanh ABS ra làm 2 loại chính như sau : 

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS loại 1 : 

Đây là hệ thống được sử dụng nhiều nhất hiện nay bao gồm 4 kênh và 4 cảm biến vận tốc đặt đều trên 4 bánh xe được điều chỉnh độc lập qua từng van ở mỗi bánh.

Hệ thống phanh chống bó cứng ABS loại 2 : 

Đây là hệ thống thường chỉ được sử dụng trên các loại xe bán tải. 2 kênh và 2 cảm biến được bố trí ở 2 bánh xe trước còn lại 1 kênh và 1 cảm biến sẽ dùng chung cho 2 bánh xe sau.
 

Khái niệm về hệ thống phanh ABS và EBD

So sánh ABS và EBD


Ngoài khái niệm ABS chúng ta đã biết thì còn có thêm một khái niệm cũng khá quen thuộc là EBD. EBD là hệ thống phân bố lực phanh điện tử (viết tắt của Electronic Brake-force Distribution) và cũng là một tính năng an toàn quan trọng trong xe ô tô.  Nhiều người cảm thấy 2 hệ thống này khá giống với nhau và khó phân biệt được. Để làm rõ điều này chúng ta cùng so sánh ABS và EBD để thấy sự giống và khác nhau giữa 2 hệ thống này nhé.
 

Sự giống nhau giữa ABS và EBD


Cùng tác động lên phanh để điều chỉnh sự sai lệch của bánh xe, đưa xe trở về trạng thái an toàn. Ngoài ra 2 hệ thống này đều sử dụng chung các cảm biến của ECU. ABS và EBS cũng có nguyên lý hoạt động gần như giống nhau.
 

Sự khác nhau giữa ABS và EBD


Sự khác nhau rõ rệt nhất của 2 hệ thống này là EBD sẽ tác động vào bánh xe, điều chỉnh sự sai lệch khi sự cố chưa xảy ra. Ngược lại ABS sẽ tác động vào bánh xe khi sự cố đã bắt đầu diễn ra. 
 

Sự giống và khác nhau giữa ABS và EBD


Dù có sự khác biệt với nhau nhưng 2 hệ thống này đều nên có mặt song song trên xe vì chúng sẽ tương tác với nhau, tăng khả năng an toàn cho xe và người điều khiển. 

Những Lưu ý khi sử dụng hệ thống phanh chống bó cứng ABS

luu y khi su dung he thong chong bo cung phanh abs
Lưu ý khi sử dụng hệ thống chống bó cứng phanh ABS


Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là một tính năng an toàn được nhiều người sử dụng xe ô tô đánh giá cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng hệ thống này đúng cách và hiệu quả. Nếu bạn là một người mới chưa hiểu nhiều về hệ thống chống bó cứng phanh ABS thì nên lưu ý những điều sau đây :
 

  • Luôn kiểm tra tình trạng vận hành của hệ thống chống bó cứng phanh ABS khi khởi động xe
  • Hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ tắt đèn khi xe đã chạy một lúc. Nếu bạn gặp trường hợp đã di chuyển xe chạy một đoạn mà đèn báo của hệ thống ABS vẫn nhấp nháy hoặc sáng trưng thì có nghĩa là hệ thống này đang bị lỗi, cần phải kiểm tra. Hãy chạy xe đến trung tâm bảo dưỡng ngay lập tức để được khắc phục.
  • Khi nhấn phanh trong trường hợp khẩn cấp hãy cứ tiếp tục lái, mọi việc còn lại sẽ có hệ thống chống bó cứng phanh ABS lo. Nhiều người chỉ nhấn phanh nhưng lại ngưng điều khiển sẽ khiến xe chạy chệch hướng dễ gây ra các tình huống tai nạn không đáng có. 
  • Không ỷ lại hoàn toàn vào hệ thống chống bó cứng phanh ABS vì hệ thống này chỉ hạn chế tai nạn, còn lại phải phụ thuộc và kinh nghiệm và sự tập trung của người điều khiển.

Lời khuyên khi chọn mua xe có trang bị hệ thống phanh chống bó cứng ABS

luu y khi chon mua xe co trang bi he thong chong bo cung phanh abs
Những lưu ý khi chọn mua xe có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS


Khi mua xe, tốt nhất bạn nên đi cùng với những người có hiểu biết về xe bởi đây là một tài sản có giá trị và liên quan đến sự an toàn của bản thân. Dĩ nhiên khi chọn xe cần phải chú trọng vào các tính năng an toàn. Nếu xe có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS thì bạn cần phải lưu ý những điểm sau đây :
 

  • Trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên xe là trang bị tiêu chuẩn (mặc định) hay trang bị tùy chọn (phải bỏ thêm tiền)
  • Trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên xe có hoạt động ổn định không
  • Trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS trên xe thuộc loại nào, có phù hợp với yêu cầu của bạn hay không
  • Hỏi rõ nhân viên về việc thay đổi bánh xe loại nào mới giữ nguyên được hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã trang bị
  • Hệ thống chống bó cứng phanh ABS đóng vai trò rất quan trọng trên xe ô tô, chúng đảm bảo cho quá trình điều khiển xe an toàn và tiện lợi hơn. Nắm được những thông tin cần thiết về hệ thống này sẽ giúp bạn có cách sử dụng chúng đúng đắn, an toàn cho cả người và xe. Nên chú trọng đến hệ thống chống bó cứng phanh ABS ngay từ khi mua xe để tránh những rắc rối về sau. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình mua xe cũng như điều khiển xe. 

One thought on “Phanh ABS là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh chống bó cứng ABS.

Trả lời Ha Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *