Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh khí nén trên xe tải.

Hệ thống phanh khí nén trên xe tải có cấu tạo và hoạt động như thế nào luôn là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các bác tài xế. Bởi hiểu rõ hơn về phanh khí nén sẽ giúp chúng ta hạn chế được các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra khi lưu hành trên đường. Giúp giảm thiêur tai nạn.

Hãy cùng Tongphanh.com tham khảo các thông tin được chia sẻ dưới đây về hệ thống phanh khí nén trên xe tải của chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Ưu điểm của hệ thống phanh khí nén trên xe tải.

Ngày nay, phanh khí nén đã được sử dụng rất phổ biến trên những chiếc xe tải có trọng lượng lớn, các loại xe container semi rơ-mooc,… Vào năm 1869, hệ thống phanh khí nén này được chế tạo bởi kỹ sư có tên là George Westinghouse.

Ưu điểm nổi trội nhất của hệ thống phanh khí nén chính là trong trường hợp toàn bộ khí đã rò rỉ hết ra ngoài thì lúc này phanh xe sẽ tự động được kích hoạt dừng lại và giúp khoá cứng các bánh xe đang trong điều kiện không đủ hơi.

Như vậy, chúng ta có thể thấy phanh khí nén sẽ tự động giúp tài xế xe tải dừng xe nếu phát hiện xe không đủ hơi để tránh các sự cố không mong muốn.

hệ thống phanh khí nén trên xe tải

Cấu tạo chung của hệ thống phanh khí nén trên xe tải.

Hệ thống phanh khí nén trên xe tải có cấu tạo bao gồm các bộ phận như sau:

  • Máy khí nén (có tên là Air compressor): Giúp nén và bơm khí đến các bình chứa để luôn sẵn sàng sử dụng.
  • Van điều áp trên máy khí nén (có tên là Air compressor governor): Giúp điều khiển về thời điểm bơm khí của máy khí nén đến các bình chứa nhằm đảm bảo thể tích khí luôn đạt tiêu chuẩn.
  • Các bình chứa khí (có tên là Air reservoir tanks): Giúp chứa khí nén để cung cấp cho toàn hệ thống khí nén trên xe tải.
  • Các van xả hơi nước (có tên à Drain valves): Vị trí nằm ở phía dưới của các bình chứa, có tác dụng xả hơi nước bị lẫn trong khí nén.
  • Tổng van phanh (có tên gọi là Foot valve): Khi có sự tác động từ chân phanh van này sẽ điều khiển để nhả khí nén từ những bình chứa khí.
  • Bầu phanh (có tên gọi là Brake chambers): Thông thường có kiểu dáng hình trụ, làm nhiệm vụ giúp tạo lực đẩy đến đòn điều chỉnh ở khe hở má phanh bằng một cần đẩy nhằm quay cơ cấu cam phanh xe.
  • Cần đẩy (có tên gọi là Push rod): Là một thanh nối được làm bằng thép có hoạt giống như như một pit-tông. Cần đẩy nối giữa bầu phanh và đòn điều chỉnh khe hở ở má phanh.
  • Đòn điều chỉnh khe hở ở má phanh (có tên gọi là Slack adjusters): Là một tay đòn được nối giữa cần đẩy với cơ cấu cam phanh xe kiểu chữ S giúp điều chỉnh khe hở của guốc và tang phanh.
  • Cam phanh kiểu chữ S (có tên gọi là Brake s-cam): Giúp ép các guốc phanh được vào sát tang phanh để giúp phanh xe.
  • Guốc phanh (có tên gọi là Brake shoes): được làm từ kim loại có phủ thêm một lớp vỏ đặc biệt để tạo ma sát với tang phanh.
  • Lò xo hồi vị (có tên gọi là Return spring): Là một lò xo cứng có nối với guốc phanh tại các bánh xe nhằm cố định cho guốc phanh ở vị trí không phanh nếu không bị cơ cấu cam ép.
2-he-thong-phanh-khi-nen-tren-xe-tai

Nguyên lý vận hành

Nguyên lý vận hành là khi phanh, tài xế xe tải sẽ tác động lực lên bàn đạp phanh, khí đó thông qua hệ thống điều khiển, phanh khí nén sẽ thực hiện xả khí ở trong bầu phanh ra nhiều hoặc ít và tăng giảm lực phanh. Lúc này áp lực phanh sẽ do lò xo ở trong bầu phanh tạo ra. Trên thực tế, tài xế xe tải hay gọi là phanh lốc kê (locker).

Khi tài xế xe tải đạp phanh sẽ khiến áp suất trong hệ thống phanh khí nén giảm xuống và cơ cấu hãm sẽ lập tức thực hiện chức năng phanh xe. Sau khi xe tải đã được phanh thì một lượng khí nén cũng sẽ bị xả ra ngoài. Tiếp đó áp suất bên trong hệ thống phanh khí nén trên xe tải lại được tăng nhằm nhả phanh.

Hệ thống phanh khí nén tiêu chuẩn trên xe tải luôn có hệ thống phanh khẩn cấp. Hệ thống này được kích hoạt bằng cách chúng ta kéo một nút nằm tại bảng điều khiển trung tâm (nút cạnh đèn báo khi có sự cố để kiểm tra phanh).

Trước khi thực hiện điều khiển xe tải dùng phanh khí nén, tài xế phải nhấn nút phanh khẩn cấp nhằm nạp thêm khí nén cho hệ thống phanh. Ngay lúc đường dẫn của phanh khẩn cấp đã đạt đủ áp suất theo tiêu chuẩn thì phanh sẽ lại nhả ra.

3-he-thong-phanh-khi-nen-tren-xe-tai

Trên đây là những thông tin quan trọng về hệ thống phanh khí nén trên xe tải theo chia sẻ của các chuyên gia tổng hợp được, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về hệ thống này.

Hiện nay, hầu hết các xe tải đời mới đều đã được trang bị hệ thống phanh khí nén để giúp khóa bánh xe khi phát hiện ra bánh không đủ hơi. Thậm chí ngay cả trong trường hợp xe tải không đủ hơi cũng sẽ không thể khởi động được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *